So sánh SQL vs NoSQL – Có gì khác biệt ?

Rate this post

Là một lập trình viên ắt hẳn các bạn đã biết đến SQL và NoSQL. Tuy nhiên có bao giờ các bạn đã đặt 2 ngôn ngữ truy vấn này lên bàn cân để so sánh xem nó khác biệt nhau ở chỗ nào chưa ? Nếu chưa thì hãy cùng CoderViet.Net khám phá bài viết “So sánh SQL vs NoSQL – Có gì khác biệt ?“. Nhưng trước khi bắt đầu bài viết chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu SQL là gì và NoSQL là gì.

So sánh SQL vs NoSQL
So sánh SQL vs NoSQL – Có gì khác biệt ?

SQL là gì?

SQL(Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc), là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất cho các hệ thống quản lý CSDL quan hệ. Nó là ngôn ngữ khai thác, lưu trữ, chèn, xóa, cập nhật và quản lý dữ liệu cho dữ liệu có cấu trúc và phân tích chiến lược.

SQL thường được sử dụng cho các giải pháp xử lý dữ liệu của tất cả các doanh nghiệp internet lớn, nhỏ trên toàn thế giới như Facebook, EbookViet, CoderViet… Nó được sử dụng với nhiều loại RDBMS, bao gồm Oracle, MySQL, SQLServer…

So sánh SQL vs NoSQL - SQL
So sánh SQL vs NoSQL – SQL

CHỨC NĂNG CỦA SQL:

  • Dùng trong việc truy vấn với cơ sở dữ liệu.
  • Tạo bảng và cấp quyền
  • Cập nhật dữ liệu
  • Tạo 1 CSDL hoặc bảng mới trong CSDL hiện có.
  • Xây dựng các procedures, trigger, view….

ĐIỂM NỔI BẬT CỦA SQL:

  • Cung cấp hiệu suất truy vấn cao.
  • SQL là một công cụ mạnh mẽ, nó có khả năng tương tác với mọi RDBMS, bao gồm MySQL, SQL Server, Oracle, MS Access…
  • SQL tuân thủ tất cả các đặc điểm ACID với cấu trúc cứng nhắc, đảm bảo tính nhất quán dữ liệu.
  • Khả năng mở rộng theo chiều dọc.
  • Xử lý hiệu quả các giao dịch lớn
  • Thích hợp cho bất kỳ quy mô tổ chức nào dù lớn hay nhỏ.
  • Đơn giản để hiểu và sử dụng.

NoSQL là gì?

NoSQL cung cấp phương tiện để lưu trữ và truy xuất dữ liệu không ở dạng bảng. Carl Stroz đã phổ biến thuật ngữ “cơ sở dữ liệu không quan hệ” vào năm 1998. Bây giờ thuật ngữ này là viết tắt của Not Only SQL.

Nó không giới hạn việc lưu trữ dữ liệu đối với các bảng; thay vào đó, nó cho phép lưu trữ dữ liệu lớn ở dạng có cấu trúc, phi cấu trúc, bán cấu trúc hoặc đa hình.

Các công ty Facebook, Twitter và Google… ưu tiên NoSQL hơn bất kỳ RDBMS nào khác khi xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, chẳng hạn như dữ liệu người dùng.

So sánh SQL vs NoSQL - NoSQL
So sánh SQL vs NoSQL – NoSQL

ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NoSQL:

  • Khả năng mở rộng trong NoSQL lớn hơn trong các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu truyền thống.
  • Schema-Free: Bạn không cần thiết lập lược đồ cơ sở dữ liệu trước khi lưu dữ liệu trên hệ thống.
  • NoSQL cho phép dữ liệu được phân phối trên một số thiết bị.
  • NoSQL không cần các giải pháp lưu trữ hoặc phần cứng chuyên dụng hoặc quá phức tạp.
  • Chuẩn hóa dữ liệu là không cần thiết.
  • API đơn giản cho giao diện người dùng đơn giản
  • Có thể lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc, bán cấu trúc hoặc có tổ chức.

SQL vs NoSQL – Có gì khác biệt ?

Cả SQL và NoSQL đều là hai hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) phổ biến và nói không ngoa hiện nay SQL và NoSQL là độc tôn. Tuy nhiên 2 Hệ quản trị CSDL này có một số khác biệt rõ nét. Nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu SQL (Cấu trúc truy vấn) và NoSQL (Không cấu trúc truy vấn) có gì khác biệt lớn nhé:

So sánh SQL vs NoSQL - So sánh
So sánh SQL vs NoSQL – So sánh

Cấu trúc dữ liệu:

  • SQL: Sử dụng mô hình quan hệ, tức là dữ liệu được tổ chức thành các bảng gồm các hàng và cột. Các bảng có quan hệ với nhau thông qua khóa ngoại còn trong nội bộ bảng sẽ có 1 khóa chính.
  • NoSQL: Không sử dụng mô hình quan hệ. Thay vào đó, nó sử dụng mô hình dữ liệu linh hoạt như tài liệu (document), cột (column), đồ thị (graph) hoặc key-value, thông thường các bạn làm app, web sẽ dùng key-value nhiều hơn.

Ngôn ngữ truy vấn:

  • SQL: Sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (structured query language). Các truy vấn SQL dựa trên cú pháp có sẵn và sử dụng các lệnh như SELECT *…. , INSERT…., UPDATE và DELETE để truy cập và thao tác với dữ liệu.
  • NoSQL: Mỗi hệ quản trị NoSQL có ngôn ngữ truy vấn riêng. Ví dụ, trong cơ sở dữ liệu tài liệu NoSQL như MongoDB sẽ sử dụng cú pháp JSON-like.

Khả năng mở rộng:

  • SQL: Để mở rộng SQL phước tạp hơn NoSQL, đặc biệt khi cần thêm máy chủ mới hoặc mở rộng khả năng lưu trữ.
  • NoSQL: Theo mình biết thì NoSQL phổ biến chỉ vài năm gần đây và NosSQL được cải tiến rất nhiều. NoSQL được thiết kế để dễ dàng mở rộng, đặc biệt trong việc xử lý lưu trữ phân tán và tải cân bằng. Có liên quan mật thiết với Blockchain.

Độ bảo mật và hiệu năng:

  • SQL: Có tính đồng nhất cao, cung cấp các tính năng như giao dịch (transaction) và hỗ trợ khóa ngoại.
  • NoSQL: NoSQL được phát triển và thiết kế để tối ưu hiệu năng và có thể xử lý dữ liệu với tốc độ cao. Tuy nhiên, một số hệ quản trị NoSQL có thể không cung cấp tính năng như giao dịch và đồng nhất (consistency) tuyệt đối.

Ứng dụng và trường hợp sử dụng cụ thể:

  • SQL: SQL thích hợp để các ứng dụng yêu cầu tính toàn vẹn dữ liệu, quan hệ phức tạp và truy vấn đa dạng. SQL được sử dụng và khuyến khích sử dụng trong các ứng dụng, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu doanh nghiệp (ERP), quản lý khách hàng (CRM) và các ứng dụng có cấu trúc dữ liệu rõ ràng.
  • NoSQL: NoSQL thường được sử dụng trong các ứng dụng có yêu cầu về khả năng xử lý dữ liệu, tốc độ truy xuất. NoSQL thích hợp cho các ứng dụng, web, phân tích dữ liệu thời gian thực, hệ thống định vị địa lý, xử lý dữ liệu người dùng và các ứng dụng có cấu trúc dữ liệu linh hoạt.

Tuy nhiên, để lựa chọn SQL và NoSQL không phải là một quyết định tuyệt đối tất cả đều phụ thuộc vào nhu cầu của bạn cũng như khách hàng. Nhiều project có thể sử dụng đồng thời cả hai loại cơ sở dữ liệu để tận dụng các lợi ích từ 2 hệ quản trị CSDL mang lại cho hệ thống. Điều quan trọng là các bạn phải hiểu rõ yêu cầu của dự án cũng như đánh giá ưu điểm và hạn chế của SQL và NoSQL để chọn loại cơ sở dữ liệu phù hợp.

Kết luận

Cuối cùng chúng ta đã cùng nhau khám phá xong bài viết về “So sánh SQL vs NoSQL – Có gì khác biệt ?”. Hi vọng sau bài viết các bạn sẽ có 1 cái nhìn trực quan hơn về 2 hệ quản trị cơ sở dữ liệu này. Cũng như thấy rõ ưu điểm và khuyết điểm của SQL vs NoSQL.

Chúc các Bạn thành công, các bạn có thể tham khảo nhiều bài viết hay về Tin tức DEV hơn tại CoderViet.Net.

Tác giả: Tú Lê – CoderViet.Net